Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Vốn là động lực quan trọng cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu, trong tương lai không xa, các nền kinh tế mới nổi sẽ vượt lên soán ngôi các nền kinh tế phát triển.
Hãng kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố một công trình nghiên cứu khẳng định rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 7 nền kinh tế mới nổi lớn nhất (được gọi tắt là E7 và bao gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Mexico, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ vượt tổng GDP của các nước giàu nhất thế giới trong nhóm G7 hiện nay vào năm 2020.
Luôn giữ vững ngôi vị là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới 10 năm trở lại đây bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, kinh tế Trung Quốc đã đánh dấu sự soán ngôi ngoạn mục khi vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý II năm 2010. Trung tâm thông tin nhà nước Trung Quốc (SIC) dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2010 của nước này có thể đạt 10%, trong khi mức dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á lần lượt là 10,1% và 10%.
Trong khi đó, Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á - được ngân hàng Standard Chartered (Anh) dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2012. Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ấn Độ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 9,5% từ năm 2006-2008. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay được duy trì ở mức 8,5% và trong hai thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ ở mức 6,9%, trong khi Ấn Độ có thể đạt 9,3%.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Brazil và Mexico đạt mức tăng trưởng khá cao trong năm nay. Theo Fitch Ratings, GDP của Brazil sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2010, sau khi giảm 0,4% trong năm 2009, trong khi Mexico cũng phục hồi từ sự suy giảm 6,5% trong năm qua lên mức tăng trưởng 4% trong năm 2010. Với vai trò là một trong những đầu tàu về kinh tế-chính trị của các quốc gia mới nổi, Brazil chỉ trích các quốc gia phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Seoul. Hiện tại, Brazil giữ vai trò quan trọng trong Vòng đàm phán Doha nhằm thúc đẩy tự do thương mại và cũng là một trong những nước đầu tiên cảnh báo về nguy cơ chiến tranh tiền tệ.
Kinh tế Nga cũng đã bình ổn trở lại và dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 4% trong năm 2010, sau khi trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua với GDP giảm 7,9% trong năm 2009. Đợt hạn hán trong mùa Hè qua đã ảnh hưởng đến nông dân tại 43 khu vực ở Nga. Để khắc phục tình hình này, Chính phủ Nga đã cấm xuất khẩu ngũ cốc từ ngày 15/8/2010 đến ngày 1/7/2011. Nhìn chung kinh tế Nga đã ra khỏi khủng hoảng, song thách thức chủ yếu hiện nay vẫn là tình trạng trì trệ. Nhược điểm cố hữu của nền kinh tế Nga vẫn là sự phụ thuộc trực tiếp vào giá dầu mỏ. Nếu như sự phụ thuộc về dầu mỏ liên quan tới một loạt vấn đề mang tính kinh niên của nền kinh tế Nga, thì cuộc khủng hoảng vẫn còn để lại nhiều hậu quả tiêu cực khác.
Indonesia cũng được dự báo là sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2030. Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng trung bình 12% hàng năm, trong giai đoạn 2010- 2015. Với GDP hiện nay là 700 tỷ USD (có thể đứng thứ 13 thế giới đến hết năm 2010) và tốc độ phát triển như trên, đến năm 2014, tổng GDP của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 1.000 tỷ USD và đến năm 2020, GDP của Indonesia sẽ đứng thứ 9 thế giới. Nếu duy trì được đà này, đến năm 2030 GDP của nước này vươn lên hàng thứ 5 thế giới, trong khi Nhật Bản tụt xuống vị trí thấp hơn. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Indonesia ước đạt 6%, sau khi đạt các mức tăng 5,2% trong quý I/2010; 6,2% trong quý II, và 5,8% trong quý III.
Ôm giấc mộng trở thành cường quốc khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tăng cường vai trò cầu nối giữa châu Âu và hâu Á, giữa thế giới Hồi giáo và Cơ đốc giáo... Khu vực này dường như sẽ trở thành trung tâm "trung chuyển" dầu khí lớn nhất thế giới. Đây cũng là khu vực, nơi các lợi ích của Nga xung đột với các lợi ích của phương Tây và là một cửa ngõ vào Trung Đông. Tăng trưởng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ dự đoán đạt 3,7% năm 2010.
Các nhà phân tích kinh tế-tài chính thế giới khẳng định các nền kinh tế mới nổi đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn trong tiến trình ổn định kinh tế thế giới. Chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính quốc tế Eswar Prasad của Đại học Cornell (Mỹ) và nhà phân tích kinh tế Ayhan Kose của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh trong khi các nước phát triển lún sâu vào khủng hoảng, các nước mới nổi đã chứng tỏ khả năng điều hành nền kinh tế quy mô toàn cầu trong vai trò "người điều khiển" cỗ xe kinh tế tài chính thế giới, giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Nhóm các nền kinh tế mới nổi đã vượt “bão” khủng hoảng tốt hơn nhiều so với nhóm các nước phát triển.
Theo các chuyên gia, thành công của các nền kinh tế mới nổi có được là nhờ phối hợp hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô, giảm phụ thuộc vào tài trợ nước ngoài, thặng dư tài khoản vãng lai, đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu. Sức mạnh kinh tế sẽ góp phần củng cố vai trò của nhóm các nước mới nổi trong vấn đề quản trị kinh tế toàn cầu.
Cùng với sức mạnh kinh tế gia tăng, nhóm các nền kinh tế mới nổi hiện đang đóng vai trò lớn hơn trong việc xác định các ưu tiên toàn cầu. Nhóm các nền kinh tế mới nổi đã vị thế nổi bật tại bàn thương lượng kinh tế-tài chính thế giới, trong khuôn khổ G20. Việc cải tổ mới đây trong IMF cũng giúp các nền kinh tế mới nổi có tiếng nói hơn tại thể chế tài chính quan trọng gồm 187 thành viên này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế trên cũng nhấn mạnh rằng nhóm các nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Các nền kinh tế mới nổi cần thận trọng đối phó với các nguy cơ lạm phát và dòng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào, đồng nội tệ lên giá quá cao cùng với nguy cơ bong bóng tại các thị trường bất động sản và tín dụng.
Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF đều cho rằng các nền kinh tế mới nổi khó tránh khỏi nguy cơ đồng tiền bản địa tăng giá, nhất là khi Mỹ tiếp tục bơm 600 tỷ USD để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Cùng với những động thái này của Mỹ, việc Trung Quốc chuyển tiêu điểm tăng trưởng khỏi các ngành công nghiệp xuất khẩu sẽ tạo cơ sở để điều chỉnh tiền tệ toàn cầu. Trong bối cảnh này, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi như đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và một số đồng tiền khác sẽ tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu và nền kinh tế nói chung.
(tamnhin)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.